Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học máy tinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khoa học máy tinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

3 đặc trưng của thông tin và tư vấn tổng quan về ngành IT

Bài viết này chủ yếu dành cho các bạn học sinh phổ thông (cấp 2, cấp 3), nhưng các bạn học đại học vẫn có thể đọc. Bài này mình bàn về khái niệm của <<thông tin>> và ngành IT (công nghệ thông tin), vì kỳ thi tốt nghiệp phổ thông 2020 (trước kia là kỳ thi đại học) đã tới gần.

1. Ba đặc trưng của thông tin

Những đặc trưng này, tác giả tự đúc kết sau khi dành thời gian 4.5 năm học về kỹ thuật máy tính (computer engineering, or CE) ở đại học, một thời gian nghiên cứu PhD, và đi làm 3 công ty từ nhỏ đến lớn (i.e, Softfoundry, AIQ, Grab,...). Tổng cộng thời gian, tác giả tiếp xúc/làm việc nghiêm túc với máy tính 13 năm từ 2007 tới nay. Trước đó, thì chỉ chơi một ít game thời học cấp 3. Đi cùng những đặc tính này, mình sẽ tóm lượt những công việc liên quan tới những đặc trưng này.

Nhanh (fast): Đây là đặc tính đầu tiên và quan trọng nhất của thông tin số. Thông tin số là thông tin được mã hoá trong máy tính. Máy tính bây giờ có thể xử lí một câu lệnh trong khoảng 1ns (1 giây có 10^9 ~ 1 tỷ nano giây). Bạn nói một câu nói ngắn thì khoảng 5s, và bạn có thể tưởng tượng trong khoản thời gian ấy, máy tính có thể thực hiện 5 tỷ câu lệnh rùi. Rất có ít thứ trên thế giới có thể làm điều kỳ diệu này. Nhiều câu lệnh sẽ gộp thành những tác vụ (operation) có ích với con người như truyền, biến đổi, trình diễn, gây chú ý thông tin. Chính sự nhanh của thông tin đã làm hiệu suất làm việc của con người tăng lên.
Figure 1: Máy tính Apple Macintosh Classic II, một trong những máy tính cá nhân đầu tiên.


Đa dạng (big): Máy tính xử lí nhanh và có dung lượng lớn, dẫn đến con người dùng máy tính để lưu trữ một lượng thông tin khổng lồ. Các loại thông tin khác nhau như số, ngôn ngữ, chữ viết, văn bản, bài văn, thư từ, báo chí, âm thanh, hình ảnh, video, thông tin tài chính, địa lý,  giải trí, trò chơi (gaming)... Ngành khoa học máy tính có một chuyên ngành xử lí big data khá phổ biến.
Figure 2: dữ liệu lớn và đống hỗn độn của nó 😀


Ảo (virtual): Thông tin thường thì không sờ, nắm, ngửi được, mà bạn chỉ có thể nhìn, đọc, nghe nó. Bazinga!!! Nhưng có ngoại lệ, bạn có thể in thông tin (một bài báo vnexpress), ..., và ngửi nó, hi hí!!! Các bạn học C++ cũng biết khái niệm virtual function, một hàm (function) không có hình dạng/chức năng/hiện thực (còn gọi là implementation) cụ thể mà chỉ có một giao diện (interface), có thể được dùng ở nhiều nơi. Tương tự, thông tin cũng ảo và đa hình được dùng/biến đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu của con người cho mục đích cả xấu lẫn tốt. Nhu cầu của con người đối với thông tin sẽ tạo ra nhiều việc làm và nhiều ngành công nghệ nhỏ trong ngành IT. Ví dụ, chúng ta muốn phát triển phần mềm (software) có nhiều lĩnh vực khác nhau (tài chính, báo chí, chính phủ, dầu mỏ, quản lí địa lí (GIS),...) làm cho công việc kỹ sư phần mềm (software engineer) rất phong phú. Chúng ta muốn phát triển phần mềm cho các loại thiết bị khác (máy tính, macOS, Windows, điện thoại, iOs, Android, Sámsung, Apple, Huawei phone, ...). Chúng ta muốn thông tin an toàn hơn, sản sinh lớp công việc về kỹ sư an toàn thông tin (security engineer), kỹ sư mạng máy tính (network engineer). Chúng ta muốn thông tin trở nên thông minh hơn, tạo nên lớp công việc về phân tích dữ liệu, khoa học dữ liệu (data analytics, data analysts, data scientist). Rồi có công việc quản lí chuỗi thông tin trong một chuỗi kinh doanh/sản xuất, ví dụ như quản lí chương trình kỹ thuật (Technical Program Manager), quản lí sản phẩm (Product Manager). Vì nhu cầu dồi dào, nên cũng có nhu cầu về tập huấn/giảng dạy cho nhân viên công ty những công nghệ IT phổ biến, chẳng hạn, trong cloud computing, có nhiều chương trình training về AWS (Amazon), Azure (Microsoft), GCP (Google), và có những công việc loại giảng dạy này. Vì chữ ảo này, trong kinh doanh, cũng có nhiều công ty, ngành công nghiêp cố gắng kết nối giữa ảo (virtual) & thực (reality), ví dụ, gọi dịch vụ xe, thức ăn qua điện thoại thông minh (ride-hailing, food delivery), in 3D (3D-printing), thương mại điện tử (e-commerce), Internet-of-Things (IoT).

Figure 3: Funny cat with virtual reality glasses.

2. Những câu hỏi thường gặp về ngành IT

Trong phần này, tác giả chủ yếu làm sáng tỏ một vài điều bí ẩn thường được hỏi về ngành IT.
  • Có phải là tác giả khuyên người đọc nên thi IT?
Dĩ nhiên là không. Với kinh nghiệm, mình đã từng thấy nhiều bạn học xong IT đi làm ngành khác, hoặc học những ngành khác chuyển sang làm IT, cũng có nhiều bạn nhìn thấy codes là bỏ chạy á 😂. Tôi chỉ cung cấp cho các bạn những kinh nghiệm trong ngành mà ít người bàn tới.
  • Học IT luôn vất vả vì phải học liên tục, luôn cập nhật kiến thức?
Tôi luôn gặp câu hỏi này từ những người phụ huynh khi lựa chọn nghề nghiệp. Ba tôi, một người nông dân, không bao giờ tiếp xúc với công nghệ thông tin (CNTT), vẫn biết về điều này. Chắc do những người có con học về CNTT nói chuyện và kể lại. Rồi, một hôm, tui đi một hội thảo (workshop) bên xứ Singapore này, có một bà mẹ cũng hỏi, nếu con tôi học và thành thạo một ngôn ngữ (C++) thì liệu nó có được một nghề nghiệp ổn định trong tương lai. Với kinh nghiêm trong ngành, tôi thấy một phần nào đúng trong những nhận xét này. Tuy nhiên, chúng ta nghĩ theo điều này ở một khía cạnh tích cực. Chính việc đổi mới liên tục của công nghệ sẽ tạo ra công việc. Nếu các bạn có kiến thức cơ bản của ngành thì việc tiếp thu kiến thức mới sẽ dễ hơn. Những bạn thích công việc nhẹ nhàng, ít thay đổi thì IT sẽ khó đáp ứng bạn. Và tất cả các công việc theo nghĩa rộng nhất là tạm thời.
  • Học IT "hái" ra tiền?
Tôi cũng nhận được lời nhận xét này. So với mặt bằng chung thu nhập ở VN bây giờ, thì cũng có thể đúng là ngành IT có mức lương cơ bản tốt hơn mức trung bình, báo cáo ở đây (link). IT trả lương tốt cho những người có kinh nghiệm. Nhưng phổ lương của IT khá rộng tuỳ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm. Nhưng làm việc trong ngành IT, bạn phải thường xuyên làm việc quá giờ (over-time).
  • Con gái có học được IT?
Theo kinh nghiệm của tôi, IT là ngành công nghiệp bao gồm nhất (inclusive) nhất. IT là một ngành trong khối STEM (science, technology, engineering, mathematic) mà con gái có thể dễ dàng hoà nhập. Vì sự đa dạng về công việc của IT, có nhiều vị trí ít yêu cầu về kỹ năng kỹ thuật như quản lí sản phẩm (product manager), quản lí dự án (program manager), quản lý tài khoản (account manager), làm về nhân sự (technical recruiter), thiết kế đồ hoạ (designer), kiểm thử (tester), bán hàng. Hơn thế nữa, nhiều bạn nữ có kỹ năng làm kỹ thuật tốt.
  • Những kỹ năng gì quan trọng để học ngành IT?
Kỹ năng giải quyết vấn đề và tiếng Anh. Tiếng Anh là quan trọng, vì rất nhiều tài liệu quan trọng, hệ thống kiến thức được phổ biến bằng tiếng Anh.  Một phần vì những phát minh đầu tiên liên quan đến máy tính đến từ Mỹ, một phần vì tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến của khoa học. Nhưng quan trọng nhất vẫn là kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Toán học có quan trọng với ngành IT?
Rất nhiều giải thuật trong khoa học máy tính được phát minh tự trên những định lý, nghiên cứu của các nhà toán học, ví dụ, như đại số boolean, định lý số lớn trong học máy... 
  • Liệu ngành IT còn tồn tại trong 20 năm tới?
Chắc chắn là vậy. Tất nhiên, sẽ có nhiều tiến bộ trong ngành nữa, nhiều công cụ nâng cao hơn, ứng dụng sâu rộng hơn. Giống như ngành IT bây giờ khác rất nhiều so với 40 năm trước.
  • Học xong thì làm việc ở đâu?
Bây giờ có rất nhiều công ty có việc làm IT ở Việt Nam. Phổ biến nhất về phần mềm là FPT Software, VNG, TMA, CMC, KMS, Global Cybersoft,... Những công ty Internet ở Việt Nam như Tiki,...Những công ty viễn thông như Viettel, VNPT, Vinaphone cũng cần nhân viên để xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ của họ. Ngân hàng cũng có hệ thống IT riêng như Vietcom bank, Techcom bank... Những công ty đa quốc gia cũng có mặt ở VN như Grab, Shopee, Harvey Nash, Bosch, KPMG... Những công ty phần cứng đa quốc gia như AMD, Renesas Electronics, Samsung, nghe đồn có Apple... Và cả ngàn công ty startup, SME khác như GiaoHangNhanh,...
  • Những ngành học có liên quan đến IT?
Những ngành chính thống như khoa học máy tính (computer science), kỹ thuật máy tính (computer engineering). Có những ngành mà tôi đi làm vẫn thấy, sau khi tốt nghiệp, họ vẫn làm kỹ sư phần mềm/phần cứng tốt như điện tử (electronics), viễn thông (telecomunication), toán/thống kê (mathematics)...


Chúc các bạn có sự lựa chọn hợp lý và một kỳ thi tốt! Nếu các bạn có câu hỏi, xin hãy gửi bình luận phía dưới (phần comment) 👇👇👇.
🐘🐘🐘